Đồng phục TG nhận dệt vải theo yêu cầu
Số lượng tối thiểu: 15 cây vải tương đương 300kg vải (1 cây vải khối lượng giao động 19-22kg)
Quy cách: 1 màu nhuộm cho 15 cây vải
Vải dệt là vải gì ?
Trước khi tìm hiểu về quy trình dệt và nhuộm vải ta cần nắm được định nghĩa về vải dệt là gì ? Là loại vải được sản xuất theo hai hình thức chính đó là dệt kim và dệt thoi. Với hai phương pháp này đã hình thành và phát triển lên loại vải dệt như ngày nay.
Phương pháp dệt thoi
Dệt thoi hay còn còn được gọi là dệt máy. Vải tạo ra từ dệt thoi được dệt từ những sợi ngang và sợi dọc theo phương vuông góc với nhau mà hình thành nên. Từ cách dệt này chia thành ba loại vải khác nhau bao gồm: vải dệt trơn, vải tréo go và cuối cùng là vải satin
Tính chất của vải dệt thoi
Được dệt đan xen sợi ngang và dọc nên có cấu trúc rất bền
Phần bề mặt của vải khít, độ hở rất nhỏ
Khả năng dãn dọc và dãn ngang thấp.
Dễ bị nhàu khi vo
Các mép vải không bị quăn.
Có thể dệt với nhiều kiểu dệt khác nhau.
Phương pháp dệt Kim
Là dùng kim dệt để liên kết các sợi hoặc tơ dài thành từng cuộn sợi khác nhau. Những cuộn sợi này được tạo nên nhờ nguyên lý nâng lên, hạ xuống rồi kết hợp đóng mở kim của hệ thông kim dệt và cam dệt để tạo nên vải dệt. Độ đàn hồi của loại vải dệt kim thường có độ đàn hôi cao vì kết cấu cuộn sợi dệt kim khá đặc biệt và chiều dài của sợi dự trữ tương đối nhiều. Có hai loại vải dệt kim là vải dệt 1 mặt và dệt 2 mặt.
Tính chất của vải dệt kim
Vải có bề mặt thoáng và mềm, xốp.
Độ đàn hồi và co giãn cao.
Có khả năng giữ nhiệt tốt nhưng vẫn không làm cho cơ thể cảm thấy nóng nực.
Có khả năng thấm hút tốt.
Vải ít khi bị nhàu, dễ giặt.
Khi sử dụng có cảm giác dễ chịu, thoải mãi.
Lưu ý các mép vải dễ bị quăn và dễ bị tuột vòng sợi vải.
Trên đây cũng là hai phương pháp dệt vải hiện đại nhất hiện nay, bên cạnh đó tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều làng nghề dệt vải bằng phương pháp cổ truyền. Thời nay phương pháp này chủ yếu sử dụng để dệt lua từ sợi tơ tằm, hoặc dêt thổ cẩm. Một số người đồng bào thiểu số cũng đang sử dụng để dệt quần áo truyền thống của họ. Để hình dung dễ hơn thì xưởng may áo thun đồng phục Atlan sẽ giới thiệu về quy trình dệt sợi tơ tằm tại Việt Nam
Quy trình dệt cổ truyền sợi tơ tằm
Tùy vào chất lượng cũng như cách xoắn sợi sẽ có các loại tơ với từng chất lượng khác nhau, tuỳ vào nghệ nhân dệt chọn số lượng sợi mà vải sẽ có độ dày mỏng khác nhau. Từ đó tạo nên nhiều loại vải lụa phong phú trên thị trường với các loại từ mỏng, rũ, trong, bóng cho đến mềm cứng, óng ánh. Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam cũng được dệt theo quy luật là kết hơn xen kẽ sợi dọc và ngang lại với nhau để tạo thành vải.
Cách để đặt tên theo phương thức se sợi:
Sợi đơn: là thành quả sau quá trình xoắn 1 sợi tơ thô. Sợi được đem đi xoắn được gọi là sợi nhiễu, hay sợi the xoắn.
Sợi khổ: Phương pháp se sợi này được thu về từ quá trình xoắn hai hoặc nhiều sợi thô khác nhau. Sợi khổ được dùng để làm sợi ngang trong khi dệt.
Sợi xoắn: Nó được làm từ các sợi khổ xoắn chặt lại với nhau.
Sợi se 2 lần: là se từ 2 hoặc nhiều sợi đơn lại với nhau thành một sợi sau đó chúng được chập đôi bằng quá trình xoắn ngược, phần lớn sợi này dùng để làm sợi dọc.
Từ đây những người nghệ nhân tiến hành dệt thành lụa. Ngày xưa, với chiếc máy dệt kiểu cũ ta chỉ có thể dệt được các loại lụa trơn. Sau này khoa học kỹ thuật phát triển thì vải lụa được thêm nhiều họa tiết, hóa văn để nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ của vải dệt lụa tơ tằm.
Quy trình dệt vải thông thường
Diễn ra qua 3 công đoạn chính là : Kéo sợi – Dệt – Xử lý
Kéo sợi
Đây là quá trình kéo sợi tự nhiên, bạn nào muốn nghiên cứu thêm về sợi tổng hợp thì có thể xem thêm ở bài viết sợi tổng hợp là gì ?
Các quả bông khô sau khi được thi mua từ người dân về thì chúng sẽ được xử lý sơ sau đó đem đi đóng lại dưới dạng những kiện bông thô có chứa những sợi bông có kích thước khác nhau cùng tạp chất tự nhiên còn sót lại sau khi xử lý như đất, cát bui
Để có được bộng ở dạng tấm phẳng và đều thì tại các nhà máy sẽ phải đem bông đi đánh tung và làm sạch.
Tiếp đến các sợi bông được kéo sợi thô nhằm mục đích tăng kích thước, độ bền cho vải và được cuộn vào thành từng ống.
Sau khi kết thúc quá trình kéo thành từng sợi bước tiếp theo sẽ đến quá trình tạo hồ sợi dọc, Để có thể tạo hồ thì ta phải sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính hoặc một số hồ nhân tạo như polyacrylat, polyvinynalcol PVA,….để tạo thành các màng hồ bao quanh sợi bông, làm độ bện tăng lên, độ trơn và bóng của sợi cũng tăng theo. Bước tiếp theo là ta sẽ tiến hành dệt vải.
Quá trình dệt vải
Quá trình dệt vải thông thường sẽ áp dụng phương pháp dệt thoi hoặc dệt kim. Nó cũng được tiến hành bằng máy dệt để liên kết các sợi ngang, sợi dọc tạo thành tấm vải.
Xử lý vải sau khi dệt: Ở bước này vải sẽ được nấu ở áp suất hoặc nhiệt độ cao trong các chất hóa học kết hợp thêm các phụ trợ để phân tách, loại bỏ phần hồ hoặc các tạp chất thiên nhiên gây ảnh hưởng đến độ bền của sợi vải.
Tiếp theo sẽ làm cho sợi cotton trương nở, tăng khả năng thấm hút và bắt màu của sợi nhuộm bằng cách làm làm bóng các tấm vải.
Công đoạn cuối cùng chính là tẩy trắng các sợi tự nhiên để đạt độ trắng theo tiêu chuẩn rồi tiến hành quá trình nhuộm màu vải.
Quy trình nhuộm vải
Sử dụng các loại thuốc nhuộm, chất phụ gia để tăng khả năng ăn màu của vải. Để có thể nhuộm màu vải đẹp thì đạt yêu cầu thì ta sẽ sử dụng các loại thuốc nhuộm tổng hợp và các hóa chất khác để tạo môi trường cho vải có thể bắt màu tốt nhất.
Vải sẽ được cho vào các thùng màu để ngâm tùy theo chất lượng vải cũng như chất lượng thuốc nhuộm sẽ có thời gian khác nhau. Thường sẽ mất từ 2 đến 7 ngày . Sau công đoạn nhuộm màu thì ta tiến hành giặt vải, bước này sẽ được thực hiện nhiều lần nhằm làm sạch vải nhất có thể. Nếu bạn muốn làm cho vải trở nên mềm mại, độ bền cao, tăng khả năng chống co rút màu thì bạn phải thực hiện công đoạn Wash vải.
MAY ĐỒNG PHỤC TG
Tư vấn – Thiết kế – Sản Xuất
May – In – Thêu đồng phục
🏢 Văn phòng: 91/21 Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình, TP.HCM.
☎ Hotline: 036 937 4125
Mail: uniform.director@gmail.com