Vải Spandex là gì? Ưu, nhược điểm và cách bảo quản
Bên cạnh Cotton hay Polyester thường gặp thì Spandex cũng là chất liệu vải xuất hiện trong rất nhiều vật dụng hằng ngày. Hôm nay hãy cùng TTG tìm hiểu Spandex là vải gì và những điều thú vị xung quanh chất liệu này nhé!
Vải Spandex là gì?
Vải Spandex hay còn thường gọi là Elastane, Lycra, Elastane. Đây là loại vải rất được ưa chuộng do tính đàn hồi cao. Sợi vải Spandex được tạo nên nhờ 1 chuỗi polyme dài gọi là Polyurethane thông qua quá trình kéo thô trong nhà máy. Loại vải này có thế co giãn gấp 5-8 lần so với kích thước bình thường.
Tuy gọi là vải Spandex nhưng thực tế trên thị trường cho ngành may mặc hiện nay không có vải nào được làm từ sợi Spandex 100% mà sẽ được pha trộn và dệt thành các loại sợi tổng hợp, bán tổng hợp hoặc hữu cơ khác vì giá thành Spandex đắt đỏ.
Nguồn gốc của vải Spandex
Vải Spandex xuất hiện từ những năm Thế chiến thứ II, các nhà khóa học đã nhen nhóm ý tưởng do giá thành của những vật dụng làm từ cao su ngày càng khan hiếm và đắt đỏ chất liệu thay thế hiện tại là cực kỳ cần thiết.
- Năm 1940: Đây là cột mốc đánh dấu thời điểm phát minh ra được một chất liệu đàn hồi dựa trên một chuỗi polyme tổng hợp chưa được gọi tên, từ đó khai sinh ra polime nylon đầu tiên trên thế giới. Bấy giờ chúng vẫn còn khá cứng nên bước tiếp theo là cần tăng độ đàn hồi.
- Năm 1952: Sợi Spandex đầu tiên được hình thành và sản xuất. Người sáng chế ra sợi Spandex đầu tiên là Farben Fabriken Bayer – một nhà phát minh người Đức.
- Năm 1962: Sợi Spandex được đặt tên là Lycra bởi nhà khoa học Du Pint, đồng thời cũng lấy tên này làm tên thương hiệu cho mình khi hợp tác cùng công ty cao su Hoa Kỳ. Lycra cho đến nay vẫn là công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất sợi Spandex.
Sau khi xuất hiện, Spandex nhận được sự quan tâm và chào đón từ những minh tinh lúc bấy giờ và ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
Quy trình sản xuất vải Spandex
Sản xuất prepolymer
Prepolymer được tạo ra nhờ phản ứng trộn giữa glycol dễ và monomer diisocyanate theo tỷ lệ 1:2. Đây là bước đầu tiên trong quy trình kéo sợi thô, quy trình tạo nên đại đa số các loại vải Spandex đang có trên thị trường.
Tạo ra dung dịch kéo sợi
Sau khi đã có prepolymer, nhà sản xuất sẽ cho chúng phản ứng với diamine theo tỷ lệ 1:1 để sinh ra một dung dịch. Tiếp theo, pha loãng dung dịch bằng dung môi (DMAc), ta thu được dung dịch kéo sợi. Dung môi sẽ giúp dung dịch loãng và dễ xử lý hơn trong các bước kế tiếp.
Quay sợi
Bơm dung dịch kéo sợi thu lại được vào máy quay hình trụ để tiến hành tạo sợi Spandex. Polymer lỏng sẽ xảy ra phản ứng hóa học khi đi qua máy quay sợi được gia nhiệt bằng khí ni tơ và dung môi hóa học. Từ đó, các sợi rắn dần được hình thành.
Tạo sợi Spandex thành phẩm
Mỗi một sợi Spandex đều được tạo nên từ nhiều sợi riêng lẻ, nhỏ. Những sợi này hình thành nhờ các sợi rắn tập hợp lại với nhau tạo ra sợi vải với độ dày đúng yêu cầu.
Xử lý sợi
Để ngăn các sợi dính lại với nhau, người ta sẽ sử dụng chất Magnesi stearat hoặc một polyme khác để xử lý sợi. Sau đó, các sợi sẽ thông qua con lăn lên ống chỉ để đem dệt thành vải.
Kiểm tra chất lượng của sợi
Đây là bước kiểm tra về khả năng co giãn và kích thước tiêu chuẩn. Những sợi vải không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ và giữ lại những sợi chất lượng. Kiểm tra sợi vải cũng là bước cuối cùng trong sản xuất vải Spandex.
Nơi sản xuất vải Spandex
Với nhu cầu sử dụng vải Spandex ngày càng cao thì các nhà máy sản xuất chất liệu này cũng mọc lên nhanh chóng. Điển hình là DuPont, tập đoàn quốc tế hiện sở hữu nhà máy sản xuất vải Spandex ở hàng chục quốc gia khác nhau. Đa số các nhà máy được đặt ở Trung Quốc do chi phí lao động rẻ và nguồn nhân công dồi dào.
Ưu điểm và nhược điểm của vải Spandex
Ưu điểm
- Co giãn tốt và độ bền cao: Có thể kéo giãn từ 5-8 lần so với kích thước ban đầu mà không bị biến dạng.
- Khả năng chịu mài mòn tốt, không tạo xơ, thắt nút trên bề mặt: Dù tác động mạnh hay giặt nhiều, vải không hề bị nhão đi, xù lông hay thô cứng.
- Không tích điện: Sợi Spandex không gây cảm giác dính vào người do tích điện, cũng không tạo những âm thanh sột xoạt khó chịu.
- Chất liệu nhẹ, trơn, dễ nhuộm màu: Hầu hết là được làm từ sợi tổng hợp, mang đến cho Spandex nhiều diện mạo, trơn bóng hơn từ đó cũng dễ nhuộm màu.
Nhược điểm
- Hút ẩm kém: Cũng vì lý do làm từ nhiều chất liệu tổng hợp mà khả năng hút ẩm – mồ hôi của vải bị kém.
- Vải nhạy cảm với thuốc tẩy, không bền, nhanh hỏng: Mặc dù độ bền có sự ổn định nhưng cũng rất dễ bị hao mòn với các chất từ thuốc tẩy.
- Sử dụng lâu sẽ có hiện tượng vàng ố: Khả năng dễ nhuộm màu của Spandex cũng tạo cho nó bất lợi là dễ bị ố màu.
- Dễ bắt cháy – Nhạy cảm với nhiệt độ cao: Hút ẩm kém nên vải Spandex khá dễ bắt cháy, dễ hút nhiệt.
Phân loại vải Spandex
Cotton Spandex
Đây là loại vải sở hữu những ưu điểm nổi bật của Cotton và Spandex với độ co giãn cao, khả năng thấm hút nhanh và mềm, nhẹ. Thường được sử dụng trong áo thun, áo sơ mi, đồ lót nữ và quần lót nam. Chất vải trơn, ít bám bẩn nên công đoạn vệ sinh khá dễ dàng.
Poly Spandex
Chất vải thun lạnh mang đến cảm giác mát mẻ, mềm mại khi mặc. Với đặc tính co giãn tốt và lợi thế về mặt thẩm mỹ, chất liệu này thường được ứng dụng trong các thiết kế đầm, váy,… Chất vải bền, dễ bảo quản và sử dụng.
Vải len Spandex
Chất liệu hoàn hảo cho tiết trời se lạnh, vải len Spandex sở hữu độ co giãn tốt, khả năng chống co ngót và đem lại trải nghiệm mềm mai, ấm áp cho người sử dụng.
Ứng dụng của vải Spandex
Spandex là loại vải quen mặt trong ngành may mặc với rất nhiều ưu điểm nổi bật. Spandex thường được dùng để sản xuất các loại trang phục đồ bơi, đồ lót, đồ tắm, quần trượt tuyết, skinny jeans, các loại quần bó sát, trang phục cho những ai yêu thích sự vận động một cách thoải mái.
Ngoài ra, nhờ các ưu điểm về màu sắc, giá thành, Spandex còn được săn lùng làm nguyên liệu cho các sản phẩm như thắt lưng, vỏ bọc ghế, niềng răng chỉnh hình, găng tay, gối vi sinh, chăn ga,…
Cách bảo quản trang phục và đồ dùng từ vải Spandex
- Spandex nhạy cảm với các chất hóa học mạnh, dễ làm mòn vải, hỏng chất vải, vì thế, khi tẩy rửa – giặt ủi không nên đổ trực tiếp hóa chất lên vải, tốt nhất là giặt bằng tay, nước ấm và sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng.
- Chúng cũng nhạy cảm với nhiệt độ, vì thế sau khi giặt nên tránh tác động nhiệt cao lên quần áo, hạn chế ủi và không nên dùng máy sấy.
- Với đồ bơi, sau khi bơi, để quần áo không bị giãn do nhiệt hoặc thay đổi đột ngột, bạn nên giặt chúng bằng tay với nước ở mức nhiệt bình thường nhé.
- Để vải được sử dụng lâu hơn và không bị hư tổn, bạn không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.